Chứng thực Djedkheperew

Chứng thực đương thời

Triều đại của Djedkheperew được xác nhận bởi 11 vết dấu triện đến từ các pháo đài của người Ai Cập tại thác nước thứ haiNubia. Mười trong số đó được tìm thấy ở Uronarti và có mối quan hệ mật thiết với các vết dấu của Sekhemrekhutawy KhabawMaaibre Sheshi.[3] Vết dấu cuối cùng được tìm thấy ở Mirgissa.[2]

Bên cạnh những vết dấu này, Djedkheperew còn được chứng thực bởi Chiếc Giường của Osiris, một tác phẩm điêu khắc đồ sộ bằng đá basalt miêu tả thần Osiris nằm trên một chiếc quan tài. Chiếc Giường của Osiris được tìm thấy trong ngôi mộ của vị pharaon thuộc vương triều thứ NhấtDjer, vốn được người Ai Cập cổ đại đồng nhất với ngôi mộ của thần Osiris.[2] Tác phẩm điêu khắc này ngày nay nằm tại Bảo tàng Ai Cập. Tác phẩm này ban đầu được quy cho là thuộc về vị pharaon thuộc vương triều thứ 13 là Khendjer bởi Leahy, nhưng các nghiên cứu gần đây về các dòng chữ khắc đã chứng thực rằng nó ban đầu mang tên của Djedkheperew. Tên nomen của Djedkheperew đã bị xóa bỏ vào một thời điểm nào đó từ thời cổ đại, nhưng vẫn có thể đọc được.[1]

Trên bản danh sách vua Turin

Djedkheperew không được đề cập tới trong danh sách vua Turin, một bản danh sách vua được biên soạn vào thời đại Ramesses, mà giữ vai trò là nguồn sử liệu chính cho thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai. Ryholt lập luận rằng điều này là bởi vì triều đại của Djedkheperew (cũng như là vị tiên vương của ông, Sekhemrekhutawy Khabaw và người kế vị trực tiếp Sebkay, tất cả đều vắng mặt khỏi bản danh sách này) đã bị mất do nằm trong khoảng trống của văn kiện gốc mà từ đó bản danh sách này được sao chép lại.[1] Điều này chắc hẳn là đúng bởi vì các hiện vật cho thấy rằng Khabaw đã kế vị Hor và Sebkay là một trong số các tiên vương của Amenemhat VII, trong khi bản danh sách này lại liệt kê Amenemhat VII là người kế vị trực tiếp của Hor (cột thứ 7, hàng thứ 17 và 18).[1]